đồng hành

Cải thiện giấc ngủ bằng lá chùm ngây và Laser nội tĩnh mạch


Giấc ngủ giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của con người. Khi cơ thể người ta quá tải về hoạt động thể chất hoặc tinh thần, phản ứng tự nhiên của cơ thể là tìm đến giấc ngủ sâu, sau giấc ngủ sức khỏe và tinh thần sẽ được phục hồi lại như ban đầu. Hiện tượng này giống như sử dụng các thiết bị điện tử, tin học khi xuất hiện một số lỗi trong hoạt động, chúng ta chỉ cần tắt thiết bị, sau đó khởi động lại thiết bị tự điều chỉnh về trạng thái hoạt động ban đầu.

Mất ngủ là chứng thường gặp mỗi khi người ta hoạt động quá căng thẳng, bất ổn về tâm lý, do sử dụng các chất kích thích, hóa chất hoặc bị một bệnh khác... Khi mất ngủ người ta thường gặp khó khăn để đi vào giấc ngủ (giai đoạn đầu giấc ngủ); hoặc ngủ không sâu còn nhận biết các sự việc xảy ra chung quanh; hoặc giấc ngủ ngắn chỉ kéo dài trong 2 đến 4 giờ tự thức giấc, khi thức giấc khó ngủ lại (từ trên 30 phút); đôi khi thức dậy quá sớm, ngủ lại không được...

Mất ngủ tạm thời khi xảy ra vài ngày, sau đó ngủ lại bình thường khi điều chỉnh nguyên nhân như thay đổi chỗ ngủ, kết thúc công việc căng thẳng...Mất ngủ trở nên cấp tính khi kéo dài hằng tháng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như mệt mõi, run cơ, hay quên, mất tập trung, xuất hiện ảo giác, Giai đoạn này nếu không tích cực điều trị sẽ chuyển sang mất ngủ mãn tính, trầm cảm và đưa đến nhiều bệnh lý khác.

Để điều trị chứng mất ngủ có nhiều phương pháp khác nhau, trong đó việc đầu tiên là xác định nguyên nhân (nguyên phát hay thứ phát) để có hướng điều trị phù hợp. Thông thường bệnh nhân cần nghỉ ngơi, thư giãn thực hiện phương pháp Nhận thức hành vi áp dụng điều trị hành vi, vệ sinh giấc ngủ, kiểm soát kích thích, hạn chế giấc ngủ, nhận thức...Điều trị bằng thuốc và các phương pháp không dùng thuốc khác.

Trước hết người mất ngủ cần cân bằng hai quá trình hoạt động cơ bắp và trí óc qua các hoạt động thể dục, thể thao giúp cơ thể sử dụng nguồn năng lượng xấu đang ứ đọng đồng thời tái tạo nguồn năng lượng mới để cơ thể hoạt động. Bên cạnh đó tăng sự bài tiết, hô hấp giúp cơ thể thải độc tố trong cơ thể và tiếp nhận nguồn dinh dưỡng mới trong lành. Hoạt động này cần chú ý đều đặn, đủ thời gian và đặc biệt là sự lưu ý tập luyện hít thở sâu. Vì hoạt động rèn luyện thân thể chỉ có giá trị khi kết hợp hít thở đầy đủ không khí trong lành, cung cấp đủ oxy cho cơ thể.

Trong Đông y điều trị mất ngủ bằng nhiều vị thuốc, bài thuốc kinh điển. Tuy nhiên để việc điều trị đơn giản và hiệu quả các thầy thuốc đang có khuynh hướng sử dụng các cây thuốc Nam dễ tìm như Lạc tiên (Chùm bao), lá Vông nem, Sen... Một số thành phẩm bao gồm Rotundin có nguồn gốc từ củ Bình vôi (tên khoa học Stephania rotunda Lour họ Tiết Dê Menispermaceae); Mimosa có nguồn gốc từ cây Mắc cở đỏ, Xấu hổ, Trinh nữ (tên khoa học Mimosa pudica L.  họ Mimosaceae). Điều trị theo hướng tăng tuần hoàn não có Đinh Lăng (tên khoa  học Polyscias fruticosa họ Ngũ Gia Bì Araliaceae); Thảo quả (tên khoa học Amomum tsaoko Crevost et Lem họ Gừng Gingiberacaea).

Theo tâm đắc lâm sàng của một số thầy Đông y tại Bình Dương gần đây còn có một loại cây có tác dụng giúp dễ ngủ là cây Chùm Ngây (tên khoa học là Moringa oleifera Lam). Theo GS-TS Võ Tòng Xuân, khi du học tại Philippines năm 1961 ông đã thấy món canh Chùm Ngây (người Philippines gọi là malunggay) được dùng phổ biến trong các bửa ăn của nhà ăn ký túc xá, trong nhà trẻ, trường mẫu giáo. Chùm Ngây được người Philippines chế biến thành nhiều món ăn khác nhau và góp phần nâng cao sức khỏe người dân nhờ vào nguồn dinh dưỡng có trong lá và trái.
 


Cây Chùm ngây Moringa oleifera Lam (Ảnh Hanh Thông)


TS Albert Sanchez nhà Khoa học Mỹ sáng lập “Saving the Planet Foudation” hết sức tin tưởng vào cây Chùm Ngây (Moringa) Ông phát biểu: “Nếu chúng ta quảng bá cho mọi người biết về lợi ích của cây Chùm Ngây, chúng ta có thể cúu được cả thế giới thoát ra đói khát… Nếu mọi người dùng cây Chùm Ngây hằng ngày sẽ góp phần bảo vệ họ trước các bệnh hiểm nghèo”. Theo giới thiệu của World’s Choice Products một gram lá Chùm Ngây chứa lượng Vitamin C nhiều gấp 7 lần so với Cam, Vitamin A nhiều gấp 4 lần so với củ Carrots, Calcium nhiều gấp 4 lần so với sữa, Protein nhiều gấp 2 lần so với Yogurt (sữa chua).

Những năm gần đây khi hướng dẫn bệnh nhân dùng trà làm từ lá Chùm ngây, hoặc nấu canh lá Chùm ngây nhóm thầy thuốc Phòng chẩn trị Chánh Nghĩa (Laser y học) ghi nhận kết quả dễ ngủ trên các bệnh nhân lớn tuổi và người gặp căng thẳng trong công việc (stress) đang gặp chứng mất ngủ trầm trọng. Điều này gợi mở một hướng điều trị mới trong việc sử dụng Chùm ngây đối với chứng mất ngủ.

Theo ghi nhận lâm sàng của các Bác sỹ tại bệnh viện Y học cổ truyền, phòng khám đa khoa Nhân Nghĩa việc ứng dụng Laser nội tĩnh mạch có tác dụng điều trị chứng mất ngủ với kết quả rất cao. Bệnh nhân dễ vào giấc ngủ, giấc ngủ sâu giúp cải thiện tình hình sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tâm thần. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Gasparyan LV do liên quan đến việc giải phóng serotonin bằng cách kích hoạt các bạch cầu đơn nhân. Bạch cầu đơn nhân mang và giải phóng PA17-factor, gây ra việc giải phóng serotonin và histamine (*).
 
(*) Zhang WG, Wu CY, Pan WX, Tian L, Xia JL. “Low-powerHelium-Neon laser irradiation enhances the expression of VEGF in murine myocardium”.Chin Med J(Engl). 2004 Oct;117(10):1476-80.
  
Trần Đình Hợp

các bài viết liên quan


địa bàn triển khai ứng dụng laser quang châm

Tổng lượt truy cập: 1.362.399

Đang online: 66