Trung Quốc là nơi khởi đầu phát tán Covid19 thế nhưng nỗ lực không chế được dịch bệnh của Trung Quốc đã và đang được cả thế giới ngưỡng mộ. Nếu nói về Y học hiện đại (YHHĐ) thì các nước châu Mỹ, châu Âu… đứng đầu thế giới nhưng số ca nhiễm lại cao nhất thế giới… Như vậy, nếu chỉ xét về mặt YHHĐ, chắc chắn Trung Quốc khó có thể bì kịp với châu Mỹ, châu Âu, thế nhưng tại sao họ lại đạt kết quả khả quan vượt bực trong phòng và chống dịch. Điều này khó biết được chính xác vì thế giới biết được thông tin từ Trung Quốc … Tuy nhiên, Trung Quốc sở hữu một nền Y học cổ truyền (YHCT) với nhiều ngàn năm kinh nghiệm và có thể nói, kinh nghiệm quý báu của người xưa chắc chắn góp phần không nhỏ trong việc phòng chống đại dịch Covid.
Ở Việt Nam, tuy có dịch bệnh và chúng ta khống chế tốt đến nỗi được cả thế giới lên tiếng ca ngợi, nhưng trong điều trị chưa thấy tài liệu nào nói đến việc ứng dụng thuốc YHCT trong phòng chống dịch… vì vậy, chúng tôi dựa vào tài liệu ‘Sổ Tay Phòng Bệnh Viêm Phổi Do Virus Corona Chủng Mới Gây’ do Ngô Siêu và cộng sự biên soạn, Nxb KHKT Giang Tô Phượng Hoàng năm 2020 (Sách này đã được dịch sang tiếng Việt và đã có mặt ở các nhà sách toàn quốc, quý đọc giả có thể tìm đọc tham khảo).
Lời mở đầu của sách viết: “Cuốn sách được chắp bút bởi bác sĩ Ngô Siêu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Cổ Lâu Nam Kinh là một trong những bệnh viện truyền nhiễm được thành lập đầu tiên ở Trung Quốc. Ông có hơn 30 năm kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực chẩn đoán và điều trị; đặc biệt là với các bệnh nhiễm trùng, nhiễm virus và sốt không rõ nguyên nhân kéo dài; ông là một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực bệnh truyền nhiễm Trung Quốc.
Cuốn sách được viết trong thời gian ngắn, khi dịch bệnh mới xuất hiện được một thời gian, theo hình thức hỏi - đáp nhằm giải đáp các băn khoăn của bạn đọc, để bạn đọc hiểu rõ về dịch bệnh, nhìn nhận và phòng hộ một cách khoa học.
Bài thuốc kinh nghiệm của Giáo sư Đường Nông, Hiệu trưởng trường Đại học Trung y dược Quảng Tây Trung Quốc, đã lập bài thuốc cho người dân, các cán bộ công nhân viên và y bác sĩ của nhà trường để sử dụng ngay sau khi dịch bùng phát tại Trung Quốc, giúp mọi người nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa bệnh dịch tốt hơn.
Bài thuốc như sau :
苍术10克 |
Thương truật 10g |
鱼腥草 20克 |
Rau dấp cá 20g |
苏叶10克 |
Lá Tía tô 10g |
陈皮10克 |
Trần bì 10g (vỏ quít lâu năm) |
葛根10克 |
Cát căn 10g (bột sắn dây) |
板蓝根10克, |
Bản lam căn 10g
(thay bằng Bồ công anh) |
生姜20克 |
Gừng tươi 20g |
Tất cả cho vào nồi, đổ khoảng 1 lít nước (5 chén), đun sôi nhỏ lửa chừng 20 phút, khi nào còn lại 600ml (3 chén) thì tắt lửa, đậy kín vung, chia đều uống hết trong ngày. Nên dùng suốt trong thời gian có dịch. Kết quả đạt được rất tốt.
Bài thuốc trên được Giáo sư Đường Nông sáng chế ra để ứng phó với dịch Sars năm 2003, có kết quả tốt. Các triệu chứng của Covid19 có những điểm gần giống với Sars (tuy mãnh liệt hơn) cho nên giai đoạn đầu, chưa có thuốc để phòng chống đại dịch Covid, Trung Quốc tạm dùng bài thuốc này để chống đỡ tạm với kết quả phần nào.
Tuy nhiên, phải đợi đến ngày 27 tháng 1 năm 2020, Cảnh Lập Mai - Trưởng khoa Hô Hấp số 1 Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Hà Bắc tiếp nhận một bệnh nhân dương tính với Covid, đang trong giai đoạn nặng, sốt cao 39,5 độ C. Ngày 28 tháng 1 dùng bài Thanh Phế Bài Độc Thang cho bệnh nhân, sau khi uống 1 thang, trưa ngày 29 tháng 1 nhiệt độ, bạch cầu của bệnh nhân hồi phục bình thường. Theo thời gian, bệnh nhân và bác sĩ lâm sàng đã quan sát thấy có hiệu quả, số người sử dụng bài thuốc được tăng theo cấp số nhân.
Phó chủ tịch tỉnh Sơn Tây Ngô Vĩ đích thân chỉ huy, Phó giám đốc Cục Vệ Sinh và Sức Khỏe Tỉnh - Phùng Lập Trung trực tiếp giám sát quá trình sắc thuốc Thanh Phế Bài Độc Thang, sau đó dùng xe chuyên dụng chở đến các bệnh viện, đảm bảo bài thuốc được giữ nguyên trong quá trình sử dụng. Tỉnh Sơn Tây có 133 bệnh nhân dương tính, 102 người uống thuốc, không có ai tử vong.
Tại tỉnh Hồ Bắc, “chiến trường Vũ Hán”, Thanh Phế Bài Độc Thang được sử dụng rộng rãi. Tính đến ngày 9 tháng 3, Công ty Cửu Châu Thông đã phân phối 380.512 túi thuốc Thanh Phế Bài Độc Thang cho Vũ Hán. 5 công ty bên ngoài tỉnh Hồ Bắc đã cung cấp miễn phí 100.000 lọ thuốc viên Thanh Phế Bài Độc Thang cho Vũ Hán. Tỉnh Hồ Bắc yêu cầu đẩy mạnh sản xuất Thanh Phế Bài Độc Thang. Trước mắt tỉnh Hồ Bắc đang yêu cầu đẩy mạnh sản xuất Thanh Phế Bài Độc Thang. Các tỉnh Tứ Xuyên, Ninh Hạ, Quảng Tây cũng đã phê duyệt Thanh Phế Bài Độc Thang là một chế phẩm sử dụng trong viện và toàn tỉnh.
Người có liên quan phụ trách Cục Quản lý Y học Cổ truyền Trung Quốc cho biết, bằng cách kết hợp giữa Y học Cổ truyền và Tây Y, chúng tôi chắc chắn có thể chiến thắng trong cuộc chiến phòng chống dịch bệnh.
Bài thuốc THANH PHẾ BÀI ĐỘC THANG
Ma hoàng 9g |
Hạnh nhân 9g |
Quế chi 9g |
Trach tả 9g |
Trư linh 9g |
Bạch truật 9g |
Sinh khương 9g |
Tử uyển 9g |
Xạ can 9g |
Khương bán hạ 9g |
Hoắc hương 9g |
Khoản đông hoa 9g |
Tế tân 6g |
Hoàng cầm 6g |
Trần bì 6g |
Chỉ thực 6g |
Sài hồ 16g |
Phục linh 15g |
Hoài sơn 12g |
Thạch cao (sinh)
15-30g, sắc trước |
Chích Cam thảo 6g |
|
|
|
Sắc uống mỗi ngày 1 thang, ngày 2 lần, sáng và tối, uống sau khi ăn 40 phút, uống ấm. 3 thang là 1 liệu trình.
Nếu có điều kiện, sau mỗi lần uống thuốc, có thể ăn thêm một bát cháo hoặc nước cơm. Nếu lưỡi có dấu hiệu tân dịch bị suy tổn thì có thể uống nhiều hơn 1 bát.
Nếu bệnh nhân không sốt thì lượng sinh Thạch cao nên giảm liều, nếu có sốt hoặc sốt cao thì lượng sinh Thạch cao tăng lên.
Nếu các triệu chứng chuyển biến tốt nhưng chưa khỏi hẳn thì uống tiếp liệu trình thứ hai. Nếu bệnh nhân có những tình huống đặc biệt hoặc các bệnh cơ bản khác, liệu trình thứ hai phải dựa trên tình hình thực tế để thay đổi bài thuốc. Khi không còn triệu chứng thì dừng thuốc.
Nhận xét về bài thuốc thanh Phế Bài Độc Thang.
Bài này là bài thuốc kết hợp 3 bài thuốc trong sách Thương Hàn Luận và 1 bài trong sách Kim quỹ yếu lược của Trương Trọng Cảnh, đó là các bài Ngũ linh tán, Ma hạnh thạch cam thang, Tiểu sài hồ thang và Xạ can ma hoàng thang.
Ngũ linh tán (Thương hàn luận): Trư linh 12 - 18g, Bạch linh 12 - 18g, Trạch tả 12 - 20g, Bạch truật 12 - 18g, Quế chi 4 - 8g.
Tác dụng: Thông dương lợi thủy, kiện tỳ trừ thấp.
(
Giải thích bài thuốc: Bạch linh, Trư linh, Trạch tả tính vị ngọt, hơi hàn có tác dụng thẩm thấp lợi tiểu là chủ dược. Bạch truật kiện tỳ táo thấp. Quế chi cay ôn, giúp bàng quang khí hóa, giúp cho các vị thuốc tăng tác dụng lợi tiểu).
Ma hạnh thạch cam thang (Thương hàn luận): Ma hoàng 8 - 12g, Chích thảo 2 - 4g, Hạnh nhân 6 - 12g, Thạch cao 8 - 12g ( sắc trước).
Tác dụng phát hãn, tuyên Phế, trọng dụng Thạch cao để hỗ trợ Ma hoàng chỉ khái, bình suyễn.
(Giải thích bài thuốc:
Cam thảo điều hòa các vị thuốc. Trong bài thuốc 4 vị thuốc phối hợp có thể vừa giải biểu vừa tuyên thông phế khí vừa thanh lý nhiệt, cho nên có tác dụng tốt đối với bệnh hen suyễn có sốt).
Tiểu sài hồ thang (Thương hàn luận): Sài hồ 12 - 16g, Hoàng cầm 8 - 12g, Bán hạ 8 - 12g, Đảng sâm 8 - 12g, Sinh khương 8 - 12g, Chích Cam thảo 4 - 8g, Đại táo 4 - quả.
Cách dùng: sắc nước uống.
Tác dụng: Hòa giải thiếu dương, sơ can lý tỳ, điều hòa Tỳ Vị.
(Giải thích bài thuốc: Sài hồ có tác dụng sơ thông khí cơ, thấu đạt tà khí ở thiếu dương là chủ dược. Hoàng cầm tả uất nhiệt ở thiếu thương hợp với Sài hồ chữa được chứng hàn nhiệt vãng lai, ngực sườn đầy tức, bứt rứt khó chịu, chứng bệnh thường là do cơ thể hư hoặc chữa nhầm làm tổn thương chính khí, tà khí nhập vào thiếu dương gây bệnh nên thêm các vị Đảng sâm, Cam thảo, Đại táo để ích khí điều trung, phò chính khu tà. Bán hạ, Sinh khương, Đại táo cùng dùng có thể điều hòa vinh vệ, hàn nhiệt vãng lai).
Xạ can ma hoàng thang (Kim quỹ yếu lược): Xạ can 12g, Ma hoàng 12g, Tử uyển 12g, Khoản đông hoa 12g, Sinh khương 12g, Bán hạ 12g, Tế tân 4g, Ngũ vị tử 6g, Đại táo 3 quả. Sắc nước chia 3 lần uống trong ngày.
Tác dụng: Ôn phế hóa đàm, chỉ khái, định suyễn được dùng có kết quả trong các bệnh viêm phế quản mạn tính, hen phế quản thể hàn.
Tuy nhiên, trong bài thuốc còn có 4 vị thuốc hoàn toàn không có trong 4 bài cổ phương của Trương Trọng Cảnh, đó là: Hoài sơn, Chỉ thực, Trần bì, Hoắc hương.
Phòng ngừa Covid 19
- Khi không có thuốc phun diệt virus, kinh nghiệm của dân gian Trung Quốc: đóng cửa phòng lại, dùng Thương truật đốt thành khói để xông phòng cũng có hiệu quả khá tốt. Mỗi tuần có thể xông phòng 2 lần.
- Ngải cứu có tác dụng nhất định trong phòng ngừa bệnh này, ví dụ như ngải cứu Thần khuyết, Quan nguyên, Khí hải, Trung quản, Túc tam lý… làm ôn dương tán hàn trừ thấp, điều lí Tỳ Vị, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể./.
HOÀNG DUY TÂN (sưu tầm)