Trong nhiều năm qua việc ứng dụng Laser bán dẫn công suất thấp (BDCST) trong y học đã được tiến hành tại nhiều cơ sở y tế đem lại kết quả khá cao. Bên cạnh đó còn một số nghiên cứu ứng dụng Laser BDCST trong sinh học đã được tiến hành tại Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh. Nhóm nghiên cứu bước đầu báo cáo kết quả thực nghiệm trên dược liệu (cả động vật và thực vật).
Tại Hội nghị khoa học công nghệ lần thứ 14, đã có 5 báo cáo trong ứng dụng Laser BDCST trong sinh học. Hội Laser y học xin trân trọng giới thiệu kết quả bước đầu khảo sát ảnh hưởng của chùm tia Laser BDCST lên hoạt tính sinh học của một số giống vi sinh cụ thể.
|
PGS-TS Trần Minh Thái báo cáo tại hội nghị |
Đề tài do nhóm tác giả thuộc phòng thí nghiệm công nghệ Laser và bộ môn công nghệ sinh học- khoa kỹ thuật hóa học trường Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh thực hiện. Kết quả bước đầu được báo cáo: “Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tia laser BDCST lên hoạt tính sinh học của nấm men Saccharomyces Oviformic*.
Công cụ tương tác là Laser bán dẫn (BD) loại phun. Bước sóng làm việc của Laser BD 940nm.
Công suất phát xạ 6mW. Tần số điều biến 40Hz.
Khảo sát thời gian chiếu: thời gian chiếu từ 10- 30 phút.
Kết quả thu được với thời gian chiếu là 20 phút sinh khối nấm men đạt 4,11g. Độ tăng sinh so với mẫu đối chứng tăng 62,45%. Hoạt tính invertase* đạt 2.302 đơn vị hoạt tính/g chất khô nấm men. Độ tăng hoạt tính invertase so với mẫu đối chứng tăng 60,17%.
Với kết quả trên cho thấy thời gian chiếu 20 phút tế bào thì hiệu ứng kích thích sinh học của tia laser trên tế bào nấm men là thích hợp nhất để thu được lượng sinh khối và hoạt tính invertase của tế bào nấm men là lớn nhất.
Ảnh hưởng của thời gian phản ứng sau khi chiếu laser: thời gian phản ứng từ 3 giờ đến 12 giờ.
Kết quả phản ứng sau khi chiếu laser 3 giờ sự gia tăng quá trình phân chia tế bào đạt được cao nhất với số lượng tế bào là 1,35 triệu/ml, so với lô đối chứng tăng 0,45 triệu/ml. Hoạt tính invertase đạt 2,12 mg/ml, so với lô đối chứng tăng 0,428 mg/ml.
Với kết quả trên thời điểm 3 giờ sau khi chiếu laser tiến hành nhân giống cấp 1 là tốt nhất.
Ảnh hưởng của công suất phát xạ: khảo sát sau 12, 36, 72 giờ nuôi cấy với công suất phát xạ từ 2mW đến 10mW. Kết quả của công suất phát xạ 6mW đạt cao nhất:
Thời gian |
Số lượng tế bào (triệu tế bào/ml) |
Tỷ lệ tăng so với mẫu đối chứng |
% tế bào nẩy chồi |
% tế bào chết |
Hoạt tính invertase (ĐVHT/g chất khô nấm men) |
Độ tăng hoạt tính invertase so với mẫu đối chứng (%) |
12 giờ |
156 |
38.05 |
78.6 |
2.03 |
1.898 |
32,09 |
36 giờ |
169.5 |
79.37 |
26.7 |
3.25 |
6.38 |
76.3 |
72 giờ |
209.5 |
3.71 |
1.22 |
45.2 |
3.059 |
2.21 |
Ảnh hưởng của tần số điều biến: khảo sát tần số từ 5 đến 90 Hz sau 12, 36, 72 giờ nuôi cấy. Kết quả của tần số 30Hz có ảnh hưởng cao nhất:
Thời gian |
Số lượng tế bào (triệu tế bào/ml) |
Tỷ lệ tăng so với mẫu đối chứng |
% tế bào nẩy chồi |
% tế bào chết |
Hoạt tính invertase (ĐVHT/g chất khô nấm men) |
Độ tăng hoạt tính invertase so với mẫu đối chứng (%) |
12 giờ |
214 |
89.38 |
71.3 |
3.95 |
2.68 |
86.53 |
36 giờ |
256.5 |
171.43 |
20.8 |
6.03 |
8.704 |
140.8 |
72 giờ |
216 |
6.93 |
2.18 |
54.6 |
3.12 |
4.28 |
Với kết quả thu được như trên, nhóm tác giả kết luận:
Tia Laser bán dẫn công suất thấp đã tác động kích thích tích cực lên hoạt tính sinh học của tế bào nấm men, làm tăng quá trình trao đổi chất thể hiện rõ ở việc tăng sinh khối gấp 171,43% và tăng hoạt tính enzyme invertase gấp 140,8% so với mẫu không chiếu. Việc tăng sinh khối và hoạt tính đã giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng của nấm men.
Điều kiện tối ưu cho Laser bán dẩn làm việc ở bước sóng 940nm như sau:
- Công suất phát xạ 6mW.
- Tần số điều biến 40HZ.
- Thời gian chiếu là 20 phút.
- Thời gian phản ứng sau khi chiếu là 3 giờ.
Ban nghiên cứu - ứng dụng Laser y học
(KY- HNKHCN lần thứ 14- Phân ban quang châm bằng laser bán dẫn)