chuyên môn

Ứng dụng Laser bán dẫn công suất thấp trong điều trị bệnh suy tĩnh mạch chân


Tĩnh mạch là hệ thống mạch máu có chức năng  mang máu nghèo Oxi từ ngoại vi về tim (trừ hệ thống tĩnh mạch phổi). Ở những tĩnh mạch vị trí thấp hơn tim, trong lòng sẽ có các van một chiều nhằm mục đích không cho dòng máu chảy ngược do áp lực thủy tĩnh. Nếu vì lý do gì mà các van tĩnh mạch không hoạt động tốt (bị hỏng hoặc bị rò rỉ), máu không chảy hiệu quả về tim sẽ gây ra tình trạng máu bị ứ lại dẫn tới tình trạng dãn thành mạch, hình thành các hồ máu, đó được gọi là trào ngược hoặc suy tĩnh mạch.

Trên thế giới tỷ lệ nam mắc bệnh này là 1%, trong khi đó ở nữ là 4,5%. Tần suất mắc bệnh ở tuổi lao động là 35%, ở tuổi nghỉ hưu là 50%. Ở Việt Nam, theo một nghiên cứu ở Tp. Hồ Chí Minh cho thấy, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh gấp 3 lần nam giới. Phụ nữ làm việc văn phòng là những người dễ mắc bệnh này hơn cả. Vì họ thường xuyên phải đứng hay ngồi một chỗ quá lâu. Cùng với đó là việc đi giày cao gót và tăng trọng lượng cơ thể càng làm nguy cơ mắc bệnh tăng lên. Nguy cơ mắc bệnh lớn nữa thuộc về phụ nữ mang thai, tỷ lệ phụ nữ mang thai bị phù chân là 50%, còn tỷ lệ bị giãn tĩnh mạch chân là 20 – 30%.

 

Hệ tĩnh mạch nông - hệ tĩnh mạch sâu - hệ tĩnh mạch xuyên


Suy tĩnh mạch - bệnh của thời đại văn minh, của xã hội công nghiệp, đã có nhiều thống kê cho thấy tỷ lệ suy tĩnh mạch ở các nước công nghiệp vào khoảng 20- 60%. Có nhiều giả thuyết để giải thích những khác biệt đó liên quan đến địa dư kinh tế và văn hoá như lối sống tĩnh tại, tư thế đứng phổ biến ở các nhà máy, việc sử dụng thuốc tránh thai (loại nội tiết), mặc quần áo bó chẽn; ngoài ra còn do cách ngồi, tăng thể trọng, thói quen ăn uống ít chất xơ cũng có thể góp phần làm suy tĩnh mạch.

Bệnh lý tĩnh mạch biểu hiện ở nhiều giai đoạn từ giãn nhánh mạch máu nhỏ li ti như sợi chỉ đỏ đến giãn các mạch máu to ngoằn ngoèo dưới da; từ hoàn toàn không có tĩnh mạch giãn cho đến cẳng chân bị lở loét nặng, làm ảnh hưởng đến chức năng đi lại và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nguy hiểm hơn, bệnh còn có thể gây nên những cục máu đông trong lòng tĩnh mạch và theo dòng máu di chuyển về tim phải. Sau đó những cục máu này có thể được bơm lên động mạch phổi gây tắc động mạch phổi, trường hợp nặng có thể gây đột tử.

Do đó bệnh suy tĩnh mạch cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Mục đích của điều trị là cải thiện chất lượng cuộc sống và ngăn chặn nguy cơ từ suy tĩnh mạch nhẹ chuyển sang giai đoạn nặng cũng như ngăn ngừa các biến chứng có thể gây tàn phế hay ảnh hưởng đến tính mạng.

Trong chẩn đoán và điều trị bệnh suy tĩnh mạch chi dưới hiện nay đã có những tiến bộ nhờ siêu âm Dopple mạch máu chẩn đoán đánh giá chính xác, cũng như dùng thuốc và các phương pháp ngoại khoa, vật lý y sinh đạt kết quả ngắn hạn và trung hạn tốt nhưng về dài hạn không như mong muốn, bệnh vẫn tái phát.

Qua một số hội thảo chuyên đề về Laser bán dẫn công suất thấp (BDCST) của Hội Laser Y học Bình Dương và Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh cho thấy nhờ cơ chế đáp ứng sinh học do hiệu ứng kích thích sinh học mang lại, khi chùm tia Laser BDCST tác động lên mô sống có nhiều ưu điểm và triển vọng hơn đã đáp ứng được:
- Phục hồi tĩnh mạch chi bị suy giãn, nhằm sửa chữa những tổn thương biến chứng.
- Vẫn bảo đảm bảo chức năng của tĩnh mạch.

Tại thị xã Bến Cát một số bệnh nhân suy tĩnh mạch chi dưới có đáp ứng tốt với phương pháp kết hợp giữa quang châm, quang trị liệu đặc biệt là Laser nội tĩnh mạch. Kết quả trên đã được báo cáo tại Phòng khám đa khoa Nhân Nghĩa như sau:
- Từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 10 năm 2014 đã điều trị 30 bệnh nhân bị suy tĩnh mạch chi dưới bằng Laser BDCST kết hợp Laser nội mạch và quang châm, quang trị liệu (quang châm huyệt vị theo đông y)
- Diện điều trị theo tuổi: 41-60 có 28 BN chiếm 93%.
- Diện điều trị theo giới: bênh nhân nữ 27 người chiếm 90%.
- Kết quả điều trị: tốt 16 ngườichiếm 53%,khá 12 người chiếm 40%,trung bình 2 người chiếm 7% Cho thấy tốt và khá: 28/30 người chiếm 93%. Kết quả này cho thấy sự thành công bước đầu trong điều trị. Với02 người trung bình tiếp tục điều trị thêm mộ liệu trình thứ 3, kết quả 1 người đạt kết quả tốt và 1 người đạtkhá. Điều này cho thấy việc chọn liệu trình theo từng mức độ suy giãn tĩnh mạch chi là cần thiết.

 

PGS-TS Trần Minh Thái báo cáo chuyên đề tại thị xã Bến Cát


Sự kết hợp Laser nội mạch với quang châm, quang trị liệu trong điều trị bệnh suy tĩnh mạch chi dưới rất hiệu quả:
- Giảm nhanh triệu chứng cơ năng và thực thể. Không gây biến chứng hay phản ứng phụ có hại nào khác cho bệnh nhân.
- Có thể phục hồi được các chức năng khác cùng lúc;
- Thao tác kỹ thuật đơn giản, thuận tiện trên bệnh nhân, không gây nhiều đau đớn nhất là dùng quang châm, quang trị liệu (không gây xâm lấn);
- Bệnh nhân không tốn nhiều chi phí;
- Chi phí đầu tư trang thiết bị không cao do thiết bị được sản xuất trong nước.

Bên cạnh việc dùng Laser nội mạch dù hiệu quả cao nhưng nếu phối hợp cùng với quang châm theo huyệt vị đông y có bổ tả kèm chiếu quang trị liệu hiệu ứng 2 bước sóng trực tiếp lên vùng tĩnh mạch bị suy thì tăng hiệu quảđiều trị, rút ngắn thời gian hơn.
Nếu trên bệnh nhân có bệnh nền cấp tính hoặc chưa thể bỏ thuốc tây đang điều trị thì vẫn có thể kết hợp và giảm liều vời điều kiện theo dõi bằng các kết quả xét nghiệm - cận lâm sàng.
Với tình hình bệnh nhân bị suy tĩnh mạch chi dưới ngày càng tăng việc áp dụng phương pháp Lasernội mạch công suất thấp là một hướng đi tích cực.

BS Nguyễn Gia Bảo

 

các bài viết liên quan


địa bàn triển khai ứng dụng laser quang châm

Tổng lượt truy cập: 1.374.060

Đang online: 27